Làm thế nào để giải quyết mâu thuẫn vợ chồng một cách êm đẹp?
Hôn nhân là một mối quan hệ lâu dài mà các cặp đôi bỏ qua những khác biệt để cùng về chung một nhà. Thế nhưng cuộc sống về lâu dài không tránh khỏi những xung đột và mâu thuẫn vợ chồng.
Để giải quyết êm đẹp các cuộc tranh cãi, cặp đôi cần khôn khéo trong ứng xử và lời nói. Dù là bất đồng quan điểm, nhưng nếu hai bên có cách giao tiếp phù hợp với đối phương sẽ khiến cuộc sống hôn nhân bền vững hơn.
Cùng GetWeady điểm qua các mẹo giải quyết mâu thuẫn một cách “xuôi chèo mát mái” cho cả vợ và chồng trong bài viết dưới đây.
- Xem chừng lời nói
- Không động tay động chân
- Tránh nói về những vấn đề cũ
- Hiểu cho đối phương
- Chủ động giảng hòa
- Thỏa hiệp
- Không quên nhiệm vụ
- Nói chuyện như những người trưởng thành
Mẹo giải quyết mâu thuẫn vợ chồng
Xem chừng lời nói
Khi tức giận, có lẽ ai cũng một lần khó kiểm soát được lời lẽ. Hầu hết, người ta sẽ dùng những lời nói không hay hoặc cố ý xúc phạm đến đối phương. Lời nói như dao găm, một khi lời đã buông ra thì người nghe đã tổn thương, bạn khó có thể rút lại bằng bất kỳ lý do gì.
Vì vậy, khi cả 2 nóng giận, hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi nói ra bất kỳ điều gì. Nếu bạn cảm thấy mình sắp không giữ được bình tĩnh và buông lời miệt thị người bạn đời của mình. Hãy cố gắng im lặng và rời đi.
Nếu người chồng/vợ của bạn đang nặng lời với bạn thì tốt nhất là không nên đáp lại mà hãy yêu cầu “đình chiến” để cả 2 có một khoảng thời gian bình tĩnh lại.
Không động tay động chân
Bạo lực chính là điều tồi tệ nhất trong một cuộc cãi vả. Chính vì thế, dù mâu thuẫn có lớn đến đâu, bạn cũng không nên “động tay động chân”. Dù là vợ hay chồng, thì cũng nên nghiêm cấm sử dụng đến bạo lực với nhau.
Việc này cũng bao gồm cả đập phá đồ trong nhà hay ném đồ vật vào nhau. Hành động phá hoại này chỉ gây hư hại và tổn thất về sau chứ không giúp giải quyết được vấn đề. Ngoài ra, bạn tuyệt đối không được làm đối phương bị thương.
Tránh nói về những vấn đề cũ
Chuyện cũ là những chuyện đã qua nên bạn không nhắc lại nữa mà hãy tập trung giải quyết vấn đề của hiện tại. Việc khơi gợi những lỗi lầm cũ là khi bạn cố gắng tìm những lý do để bảo vệ lý lẽ của mình. Những chuyện đã qua cũng ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần trong mối quan hệ của bạn.
Bạn cũng sẽ dùng những sai lầm ngày xưa để buộc tội và trách cứ người vợ/chồng của mình. Tuy nhiên, cách ứng xử này chỉ làm cuộc nói chuyện lạc hướng và đi vào bế tắc.
Lúc nãy, bạn phải buông bỏ cái tôi và chỉ tập trung vào vấn đề gây tranh cãi. Việc phân đúng sai không còn quan trọng nữa.
Hiểu cho đối phương
Không ai thích bị chỉ trích cả, bạn cũng vậy và người kia cũng vậy. Hãy đặt mình vào vị trí đối phương và hiểu rằng khi nghe những lời nặng nhẹ như vậy, bạn cũng rất khó chịu. Bạn càng cố chấp thì người kia cũng cố chấp.
Nếu bạn dùng lời lẽ tôn trọng một chút, mỗi người bớt một câu thì căng thẳng sẽ được giải tỏa. Việc nói chuyện ôn hòa cũng thể hiện thiện chí của bạn, và cho thấy bạn vẫn rất yêu thương người bạn đời của mình.
Chủ động giảng hòa
Khi đã bình tĩnh cũng là lúc bạn nên có những hành động ôn hòa để cả hai cùng dịu lại. Chủ động làm hòa không có nghĩa là bạn phải nói xin lỗi. Nó có thể được thể hiện bằng hành động như mang đến một ly nước, giúp đỡ đối phương, hay mời một ít trái cây,…
Những cử chỉ quan tâm của bạn khiến cho đối phương biết họ rất quan trọng với bạn dù cho có tranh cãi. Thậm chí đề nghị chuyện chăn gối cũng có thể kéo cả hai gần lại.
Khi ấy, bạn và người ấy có thể bắt đầu nói chuyện một cách nhẹ nhàng để giải quyết những vấn đề còn đọng lại.
Bạn sẽ quan tâm: Vì Sao Cô Ấy Không Lên Đỉnh Khi Quan Hệ? - 5 Loại Cực Khoái Của Phụ Nữ.
Thỏa hiệp
Thỏa thuận là một cách để tạo điểm dừng cho một mâu thuẫn. Khi cả hai không thể tìm ra tiếng nói chung cho mâu thuẫn thì cách duy nhất là thỏa hiệp, chốt sổ vấn đề và không được nhắc đến nữa.
Không quên nhiệm vụ
Nếu cả hai đã có con thì đừng quên nghĩa vụ của mình. Điều quan trọng nhất là không để những đứa trẻ chứng kiến cuộc cãi vã.
Chăm sóc nhà cửa cũng là trách nhiệm mà cả hai vợ chồng không được bỏ bê dù là khi đang hờn trách nhau.
Bên cạnh đó, nếu bạn có công việc quan trọng hơn tại cơ quan, hãy cùng đối phương gác lại tranh luận. Đây cũng là cơ hội để cả 2 cho nhau một khoảng thời gian suy nghĩ.
Nói chuyện như những người trưởng thành
Những người trưởng thành sẽ không hơn thua với nhau bằng cách cãi vả, đổ lỗi, hay cố tình gây hấn. Thay vào đó, họ ngồi xuống và làm rõ một cách thẳng thắn những gút mắc. Trong cuộc nói chuyện ấy, mỗi người đều phải nhẫn nhịn, kiên nhẫn, quan trọng là phải mở rộng tấm lòng, khoan dung và ôn hòa.
Tóm lại
Hôn nhân vốn dĩ không dễ dàng khi các mâu thuẫn vợ chồng luôn là bài toán nan giải. Để giữ vững hạnh phúc, các cặp đôi cần học cách trò chuyện, chia sẻ, và thấu hiểu lẫn nhau. Khi càng yêu thương nhiều, bạn sẽ càng nhận ra những tranh cãi chỉ là cơ hội để bạn hiểu hơn về người bạn đời của mình. Và sau mỗi cuộc tranh cãi, vợ chồng sẽ gắn kết hơn.